Gừng là một nguyên liệu rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Không chỉ đơn giản là sử dụng trong các món ăn hàng ngày mà gừng còn được xem là thành phần đặc biệt trong làm đẹp và trị bệnh. Qua bài viết này Sociu sẽ hướng dẫn bạn cách làm tinh dầu gừng đơn giản tại nhà cùng vô vàn những công dụng không nên bỏ lỡ.
Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách làm tinh dầu bơ tại nhà an toàn không nên bỏ lỡ
Tác dụng của tinh dầu gừng
1. Hỗ trợ điều trị dạ dày và tiêu hóa
Sử dụng xoa đều lên bụng từ 5 – 10 phút theo ngược chiều kim đồng hồ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Đồng thời giảm các triệu chứng đau âm ỉ, khó tiêu hoặc tiêu chảy hiệu quả.
2. Giải tỏa căng thẳng
Tinh dầu này có tác dụng trong việc làm giảm căng cẳng mệt mỏi rất hiệu quả. Có mùi thơm rất nhẹ nhàng, ấm nhẹ làm tan đi căng thẳng mệt mỏi. Mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái. Nhanh chóng lấy lại cảm xúc vui vẻ sau một ngày dài mệt mỏi.
3. Hỗ trợ điều trị viêm khớp
Bạn sử dụng nó để massage mỗi ngày sẽ giúp vùng khớp thoải mái hơn, giảm đau hiệu quả cho những người đang bị viêm khớp nhẹ.
4. Hỗ trợ cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt
Thoa vào lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt vô cùng hiệu quả.
5. Giúp trẻ hóa làn da
Sử dụng tinh dầu gừng để massage mặt có thể giúp bạn trẻ hóa làn da, cải thiện làn da nhăn nheo, chảy xệ hiệu quả. Mang đến cho bạn làn da tươi trẻ, căng bóng mịn màng.
Xem thêm: Serum tinh thể vàng Crystal – Tái sinh làn da đẹp rạng ngời
Gợi ý công thức cho bạn như sau:
Trộn đều ½ muỗng đường cùng ¼ muỗng dầu oliu, 1 quả chanh tươi (vắt lấy nước) và 4 – 5 giọt tinh dầu gừng cho đến khi hỗn hợp thấm đều. Sau đó dùng toàn bộ hỗn hợp thoa đều lên mặt và massage nhẹ nhàng 10 -15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Cách làm tinh dầu gừng tại nhà hiệu quả
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Dầu dừa
Cách thực hiện
Bước 1: Đối với gừng bạn đem đi rửa sạch, cạo đi lớp vỏ bên ngoài rồi đem gọt mỏng thành miếng nhỏ.
Bước 2: Sau đó bạn cho gừng vào một lọ thủy tinh có nắp đã được vệ sinh sạch sẽ và cho thêm một ít dầu dừa vào (cho dầu dừa ngập gừng)
Bước 3: Tiếp đó bạn đợi khoảng 5 ngày cho dầu dừa và gừng thấm hết và hòa tan vào nhau. Sau 5 ngày bạn đặt tinh chất ngâm được vào một nồi nước ấm để giảm bớt chất nhờn như dầu dừa.
Bước 4: Bước tiếp theo bạn lấy một tấm vải sạch bọc lên miệng thủy tinh và lọc hết xác gừng ra và thu được tinh dầu gừng.
Một vài điều cần lưu ý
Tùy vào chất lượng của gừng mà tinh dầu thu được có thể có màu sắc khác nhau.
Bạn có thể thay thế dầu dừa bằng dầu thực vật, cám gạo,…
Sau khi được bảo quản sẽ có công dụng tốt nhất sau khoảng 6 tháng. Sau 6 tháng tinh dầu có thể bị thay đổi công dụng và bạn không nên sử dụng sau khi đã để quá 6 tháng.
Đặc tính là ấm nóng, do đó khi thoa trực tiếp lên da, bạn không nên dùng quá nhiều tránh gây nên tác dụng không mong muốn.
Cách sử dụng tinh dầu gừng đạt hiệu quả.
1. Dùng để tắm
Để sử dụng cho việc tắm thì bạn chỉ cần lấy một vài giọt tinh dầu trộn lẫn vào với dầu nền. Sau đó bạn pha vào nước tắm để tắm. Với cách dùng tinh dầu để tắm cơ thể bạn có thể được thư giãn và làm mềm.
2. Trị gàu
Nấm da đầu sẽ khiến cho da hình thành nên rất nhiều gàu. Nó sẽ giúp hạn chế gàu trên da đầu. Bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ thoa lên da đầu sau đó massage 10 – 15 phút rồi gội lại với dầu như bình thường. Kiên trì thực hiện bạn sẽ sở hữu một mái tóc chắc khỏe và sạch gàu.
3. Dùng massage làm ấm cơ thể
Vào những ngày mùa đông lạnh giá thì bạn có thể sử dụng tinh dầu gừng để massage cơ thể (không nên dùng quá nhiều sẽ gây nóng), áp dụng cách này cơ thể sẽ được làm ấm, tránh cơ thể không bị lạnh, cảm cúm.
4. Trị mụn
Bạn pha loãng tinh dầu với các loại dầu nền có tính năng trị mụn như dầu jojoba, dầu dừa. Sau đó dùng bông thấm hỗn hợp này lên những vùng da bị mụn trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau bạn rửa mặt sạch.
5. Dùng tinh dầu gừng cho bé
Đối với trẻ nhỏ chỉ nên được sử dụng với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Dưới 6 tháng tuổi cơ dùng bất cứ loại tinh dầu nào cũng có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn.
Đối với trẻ nhỏ bạn chỉ nên dùng một lượng rất ít cho việc massage hoặc pha chung nước tắm cho bé.
Đặc biệt khi dùng làm nước tắm hay massage cho bé bạn nên pha loãng với một số các nguyên liệu khác tránh gây nóng hoặc dị ứng cho các bé.
Trên đây là cách làm tinh dầu gừng tại nhà mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn bạn đã có thể sở hữu một lọ tinh dầu gừng với vô số những công dụng hay ho và bổ ích.
Bài viết cùng chủ đề
Mùa hè có nên sử dụng kem dưỡng ẩm không?
Mục lụcTác dụng của tinh dầu gừng1. Hỗ trợ điều trị dạ dày và tiêu...
Tretinoin là gì? Nên sử dụng Tretinoin như thế nào?
Mục lụcTác dụng của tinh dầu gừng1. Hỗ trợ điều trị dạ dày và tiêu...
Tác dụng của chiết xuất trà xanh đối với làn da
Mục lụcTác dụng của tinh dầu gừng1. Hỗ trợ điều trị dạ dày và tiêu...
Có nên bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh không?
Mục lụcTác dụng của tinh dầu gừng1. Hỗ trợ điều trị dạ dày và tiêu...