Mặt nạ sủi bọt (có tên tiếng anh là Bubble face mask) từng nổi lên như một hot trend khắp các mạng xã hội vì dạng sủi bọt độc đáo của nó. Chiếc mặt nạ này tự sủi bọt khi được đắp lên mặt và tiếp xúc với da của bạn. Rất nhiều người chụp ảnh và quay lại video đắp mặt nạ như một thú vui. Khác biệt hoàn toàn so với các loại mặt nạ trước đó trên thị trường, liệu mặt nạ sủi bọt có tốt không?
Đắp mặt nạ sủi bọt có tốt không?
Khi nhìn thấy quá trình sủi bọt của loại mặt nạ này, mọi người đều tò mò về cơ chế hoạt động của nó. Chăm da bằng cách lạ lùng như vậy, loại mặt nạ này có tốt không hay chỉ độc đáo thôi?
Thực tế, hiện tượng sủi bọt là do các hoạt chất của mặt nạ trong quá trình thải độc da đã giải phóng oxy dưới da và giúp da đào thải độc tố. Như đã nói, công dụng chính của nó là thải độc. Hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông, giúp da thông thoáng, ngoài ra còn hỗ trợ làm sáng da và giúp da mềm mịn hơn.
Mặt nạ sủi bọt dành cho đối tượng nào?
Nhà sản xuất những chiếc mặt nạ này đã chăm chút cho chúng rất kĩ càng. Không có hạn chế nào về đối tượng sử dụng của mặt nạ sủi bọt cả. Từ da dầu, da khô, da thường, da hỗn hợp đến da nhạy cảm đều có thể thử cảm giác thải độc sảng khoái và mới lạ của chiếc mặt nạ. Điều này không chỉ thu hút những chị em phái đẹp mà còn hấp dẫn cả những chàng trai phái mạnh. Thật dễ hiểu khi sản phẩm có thể trở thành hot trend trên mạng xã hội.
Những công dụng nổi bật của mặt nạ sủi bọt
Mặt nạ sủi bọt có thể dùng cho mọi làn da, cộng với đó, những tinh chất và thành phần có giá trị trong mặt nạ cũng đem lại nhiều ưu điểm tốt:
- Thải độc da, giúp da sạch sâu, thông thoáng. Sự giải phóng oxy làm lỗ chân lông giãn ra. Cơ chế sủi bọt với các bọt nhỏ li ti dễ dàng quét sạch bụi bẩn trong lỗ chân lông. Giảm hẳn nguy cơ hình thành các loại mụn.
- Tái tạo da, kích thích da phục hồi nhanh hơn. Những phân tử oxy trong mặt nạ sẽ hỗ trợ sự tuần hoàn của tế bào da. Collagen giúp da tươi trẻ, đàn hồi.
- Cung cấp oxy và các dưỡng chất cho da. Giúp da khỏe mạnh và ngăn ngừa lão hóa.
- Các bọt bong bóng li ti không chỉ làm sạch da mà còn tạo cảm giác mềm mại. Da không hề bị tổn thương hay đau rát như khi dùng các sản phẩm thải độc và làm sạch thông thường.
Có những loại mặt nạ sủi bọt nào?
Mặt nạ dưới dạng sủi bọt không chỉ khác biệt mà còn đa dạng về hình thức.
- Dạng giấy: Nó được tẩm các dung dịch để bạn đắp trực tiếp lên mặt.
- Dạng lỏng (gel, kem): Chúng được đựng vào các hũ hoặc tuýp để bạn dùng bôi trực tiếp lên mặt.
Cho dù là hình thức và kết cấu như thế nào, đặc điểm chung của chúng đều là mang tới sự thú vị cho việc làm đẹp của bạn.
Các bước đắp mặt nạ sủi bọt
Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng sao cho hiệu quả và an toàn nhất nhé!
Bước 1: Làm sạch da mặt với dung dịch tẩy trang và sữa rửa mặt.
Bước 2: Đắp hoặc thoa đều mặt nạ lên da mặt với một lượng thích hợp. Lưu ý tránh vùng mắt và miệng.
Bước 3: Thư giãn khoảng 10-15 phút. Có thể ấn nhẹ và massage với những động tác cơ bản khoảng 2-3 phút.
Bước 4: Rửa sạch mặt. Sau đó tiếp tục sử dụng những bước dưỡng da thông thường.
Cũng như những loại mặt nạ khác, bạn không cần đắp sản phẩm quá thường xuyên để tránh da bị khô và mất nước. Thông thường, bạn chỉ nên đắp 2-3 lần một tháng.
Bảo quản
Mặt nạ giấy hay mặt nạ dạng kem, gel đều có hạn sử dụng lâu dài (khoảng 2-3 năm kể từ ngày sản xuất). Bạn có thể bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, kín gió và tránh ánh nắng trực tiếp. Dạng mặt nạ này dễ sủi bọt khi tiếp xúc với không khí nên bạn nhớ bảo quản kĩ càng.
Một số nhược điểm
Độc đáo và nổi bật nhưng chiếc mặt nạ này vẫn có những nhược điểm nhỏ sau:
- Các hoạt chất của mặt nạ rất dễ sủi bọt trong không khí nên mỗi khi đắp, bạn cần phải làm nhanh, tránh để sủi bọt trên tay mà da mặt thì chưa được đắp hết nhé.
- Lỗ chân lông được mở ra khiến da sạch hơn nhưng cũng hơi khô, nên những bạn da khô nếu sử dụng thì nên lưu ý không đắp mặt nạ quá lâu và mỗi tháng chỉ sử dụng khoảng 1-2 lần thôi nhé.
- Do cơ chế hoạt động nên khi đắp mặt nạ lên da, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy hơi ngứa, hơi có cảm giác bị châm chích, kèm theo tiếng bong bóng nổ nhẹ.
- Bọt sủi nhiều có thể tràn vào mũi làm bạn thấy hơi khó thở, nên khi đắp nhớ chỉ bôi một ít ở vùng mũi thôi nhé. Và tránh xa vùng mắt, miệng vì đây là những vùng dễ tổn thương trên mặt mà chúng ta cần tránh khi đắp bất kì loại mặt nạ nào.
Trên đây là một số ưu điểm và khuyết điểm nổi bật của dạng mặt nạ này. Cùng Dr.Lacir tìm hiểu thêm nhiều sản phẩm chăm sóc da mặt nữa nhé!
Bài viết cùng chủ đề
Mùa hè có nên sử dụng kem dưỡng ẩm không?
Mục lụcĐắp mặt nạ sủi bọt có tốt không? Mặt nạ sủi bọt dành cho đối...
Tretinoin là gì? Nên sử dụng Tretinoin như thế nào?
Mục lụcĐắp mặt nạ sủi bọt có tốt không? Mặt nạ sủi bọt dành cho đối...
Tác dụng của chiết xuất trà xanh đối với làn da
Mục lụcĐắp mặt nạ sủi bọt có tốt không? Mặt nạ sủi bọt dành cho đối...
Có nên bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh không?
Mục lụcĐắp mặt nạ sủi bọt có tốt không? Mặt nạ sủi bọt dành cho đối...